TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VINASAF

Chi phí kiểm định cửa chống cháy và quy định cập nhật mới nhất

Cửa chống cháy là một thiết bị quan trọng trong nhiều công trình dân dụng, cơ quan, cơ sở nhà nước. Do vậy, hiểu biết và cập nhật những thay đổi mới nhất về Quy định & Chi phí kiểm định cửa chống cháy là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong thi công và xây dựng. Vậy, hãy cùng Space T tìm hiểu kỹ hơn về những thông tin này qua bài viết sau đây nhé!

1. Quy định kiểm định cửa chống cháy mới 2024

Hiểu một cách đơn giản, cửa chống cháy trước khi được đưa vào mua bán và sử dụng cần được trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt về: kích thước, cấp độ chống cháy, vị trí cửa & vật liệu và các tiêu chuẩn khác. Tùy vào từng loại cửa và từng loại công trình mà yêu cầu về kiểm định sẽ không giống nhau.

Quy định mới nhất về kiểm định cửa chống cháy được ban hành cụ thể trong thông tư số 03:2021/BCA và 06:2022/BXD của Cục Phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ Công an. Trong đó, thông tư 06:2022/BXD cập nhật: “Trong các nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28m, các cửa thoát nạn từ các hành lang chung mỗi tầng, từ sảnh chung, phòng chờ, tiền sảnh, buồng thang bộ (trừ cửa thoát nạn trực tiếp ra ngoài trời), phải là cửa chống cháy với giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 30”, ở đây có nghĩa là cửa cần có khả năng chịu lửa lên đến 30 phút.

Tìm hiểu rõ hơn về quy định thông tư tại 03:2021/BCA và 06:2022/BXD 

Quy định mới về cửa chống cháy 2024

Quy định mới về cửa chống cháy 2024

2. Hình thức kiểm định cửa chống cháy

Kiểm định theo loại cửa

Hình thức kiểm định cửa chống cháy phố biến là kiểm định theo loại cửa. Ví dụ như cửa đi, cửa chắn, cửa sổ, cửa tầng thang máy,… Mỗi loại sẽ có các chỉ tiêu kỹ thuật, mức yêu cầu, phương pháp thử và phương pháp lấy mẫu khác nhau. Hình thức này phù hợp với hầu hết đối tượng và đảm bảo được tính an toàn khi lắp đặt.

Kiểm định cửa chống cháy theo loại cửa

Kiểm định cửa chống cháy theo loại cửa

Kiểm định theo công trình

Ngoài ra, nếu như số lượng cửa lớn, được cấp cho một công trình cụ thể, thì có thể áp dụng phương pháp kiểm định theo công trình. Hình thức này thường được áp dụng trong các công trình chung cư, nhà cửa lớn, với số lượng cửa lên đến hàng trăm cái cùng lúc, trong đó tên công trình được đề cập trực tiếp tại giấy chứng nhận kiểm định cửa chống cháy.

Kiểm định cửa chống cháy theo loại công trình

Kiểm định cửa chống cháy theo loại công trình

3. Thủ tục và các loại giấy tờ kiểm định phòng cháy

Quá trình thẩm duyệt được thực hiện bởi Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất và cung cấp cửa chịu lửa cần chuẩn bị các bộ hồ sơ và giấy tờ yêu cầu kiểm định. Bộ hồ sơ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị kiểm định an toàn cửa Phòng cháy chữa cháy;
  2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  3. Các tài liệu kỹ thuật liên quan đến cửa;
  4. Chứng nhận xuất xưởng cửa;
  5. Bản sao Giấy chứng nhận phương tiện Phòng cháy chữa cháy;
  6. Giấy chứng nhận/Chứng chỉ chất lượng cửa;
  7. Mẫu thử nghiệm

Sau khi chuẩn bị giấy tờ và nộp lên, quy trình xét duyệt và cấp giấy chứng nhận được diễn ra như sau:

Bước 1: Hoàn thành hồ sơ thông tin khách hàng;

Bước 2: Làm Hồ sơ kiểm định cửa chống cháy;

Bước 3: Ký và chuẩn bị hồ sơ;

Bước 4: Nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy;

Bước 5: Tiếp nhận mẫu cửa;

Bước 6: Thủ tục kiểm định được tiến hành tại cơ quan thẩm định;

Bước 7: Nếu kiểm định thông qua thì khách hàng được cấp giấy chứng nhận.

Thời gian thẩm định đối với cửa thép là 1 – 3 ngày, với cửa kính chống cháy và các sản phẩm khác là 7 – 15 ngày.

4. Chi phí kiểm định cửa chống cháy mới nhất

Chi phí kiểm định cửa chống cháy bao gồm:

  • Chi phí đốt mẫu: 100 – 200 triệu cho mỗi lần đốt.
  • Chi phí ra giấy: 1 – 3 triệu/sản phẩm

Chi phí kiểm định cửa chống cháy hiện nay đang rất cao, do phải đốt theo từng mẫu cửa với kích thước thực tế. Nếu kiểm định mẫu không đạt thì cần đốt lại nhiều lần cho đến khi thỏa mãn điều kiện phòng chữa cháy yêu cầu.

5. Quy trình nghiệm thu cửa chống cháy cho các công trình

Nghiệm thu cửa chống cháy là quá trình kiểm tra và đánh giá việc cung cấp và lắp đặt cửa chống cháy xem chất lượng và tiêu chuẩn của công trình đã được đảm bảo hay chưa.

Quy trình nghiệm thu cửa chống cháy bao gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nghiệm thu lắp đặt 

Đây là giai đoạn mà bên có liên quan như nhà thầu và chủ đầu tư nhằm xác nhận việc cung cấp và lắp đặt cửa đã được thực hiện đúng quy cách, đây là bước bắt buộc phải có trước khi nghiệm thu với Cục Công an tiếp nhận hồ sơ kiểm định.

Giai đoạn 2: Nghiệm thu phòng cháy bởi Công an Phòng cháy

Tiếp theo đó, việc nghiệm thu bởi Công an phòng cháy được thực hiện đối với cả cửa chống cháy và tất cả các phương tiện phòng cháy chữa cháy có trong công trình.

Trên đây là những thông tin về quy định và chi phí kiểm định cửa chống cháy mới nhất mà Space T tổng hợp và gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng rằng sau bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về cửa chống cháy. Nếu bạn muốn có thêm nhiều kiến thức, hãy tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục kiến thức nội thất của Space T nhé.

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy

Công ty Vinasaf chuyên đào tạo và huấn luyện, diễn tập phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một hoạt động thực hành được tổ chức và thực hiện để đào tạo và nâng cao kỹ năng của những người tham ...

Đào tạo an toàn lao động – Huấn luyện an toàn lao động

Công ty Vinasaf Huấn Luyện An Toàn Lao Động cho cá nhân, công ty trên cả nước. Chi phí hợp lý. Tư vấn miễn phí, nhiệt tình chuyên nghiệp. Thủ tục nhanh gọn. Đào Tạo Tại Đơn Vị. Huấn Luyện ...

ISO 14000 là gì? ISO 14000 gồm những tiêu chuẩn nào?

ISO 14000 không chỉ là công cụ hữu ích mà còn là một cam kết rõ ràng của các tổ chức đối với việc duy trì một môi trường lành mạnh và bền vững cho cả xã hội và kinh ...

ISO 50001 là gì? Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 50001

ISO 50001 hiện đang dần trở nên vô cùng quan trọng với doanh nghiệp tại Việt Nam. Đặc biệt được áp dụng trên toàn thế giới vì nhu cầu tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa chi phí vận hành ...

QA là gì? QC là gì? QA khác QC như thế nào?

Đảm bảo chất lượng (QA) và kiểm soát chất lượng (QC) là hai thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau. Mặc dù tương tự nhau, nhưng có sự khác biệt rõ ràng giữa hai khái niệm. Trong ...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *